Windows Server Là Gì? Tại Sao Nên Sử Dụng Windows Server?

Windows Server là gì?

Bạn đang tìm hiểu về Windows Server và muốn biết tại sao nên sử dụng hệ điều hành này cho doanh nghiệp của mình? Trong bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về Windows Server là gì? và những lợi ích của việc sử dụng hệ điều hành này cho doanh nghiệp của bạn.

Windows Server là gì?

Windows Server là một hệ điều hành(OS) của Microsoft. Được ra mắt lần đầu tiên vào tháng 4 năm 2003. Windows server thường được cài đặt trên các máy chủ server với mục đích hỗ trợ người dùng quản lý cơ sở hạ tầng một cách dễ dàng và an toàn.

Windows server là gì?
Windows Server là gì?

Windows Server được thiết kế riêng cho việc sử dụng trên server. Nó bao gồm nhiều phần mềm dành cho doanh nghiệp và có khả năng tự động hóa việc quản lý dữ liệu người dùng, bảo mật, và phân phối tài nguyên.

Windows Server là một loạt các hệ điều hành dành cho máy chủ cấp doanh nghiệp, được thiết kế để chia sẻ các dịch vụ với nhiều người dùng. Nó cũng cung cấp sự quản trị rộng rãi cho việc lưu trữ dữ liệu, ứng dụng, và mạng công ty.

Các phiên bản của Windows Server

Theo truyền thống, Microsoft sẽ hỗ trợ Windows Server trong 10 năm, bao gồm 5 năm hỗ trợ chính và 5 năm hỗ trợ mở rộng. Từ Windows Server 2008 R2 trở đi, Microsoft đã cung cấp các cấu hình Server Core và Nano Server nhằm giảm dung lượng hệ điều hành. Trong giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2021, Microsoft đã gọi các phiên bản này là các phiên bản “hỗ trợ dài hạn” để phân biệt chúng với các phiên bản được phát hành mỗi nửa năm một lần.

Trong 23 năm, Microsoft đã phát hành các phiên bản chính của Windows Server theo chu kỳ 4 năm một lần, với một phiên bản nhỏ được phát hành hai năm sau mỗi phiên bản chính. Các phiên bản nhỏ này có hậu tố “R2” trong tên. Tuy nhiên, vào tháng 10 năm 2018, Microsoft đã thay đổi truyền thống này bằng việc phát hành Windows Server 2019, thay vì “Windows Server 2016 R2” như dự kiến. Windows Server 2022 cũng được xem là một bản nâng cấp nhỏ so với phiên bản tiền nhiệm của nó. 

Các phiên bản của Windows server
Các phiên bản của Windows Server

Windows NT 3.1 Advanced Server

Microsoft đã cho phát hành Windows NT ở hai phiên bản là Windows NT dành cho máy trạm Workstation và phiên bản dành máy chủ. Hệ điều hành 32bit có một lớp trừu tượng phần cứng (HAL), giúp tăng cường sự ổn định của hệ thống bằng cách ngăn chặn các ứng dụng truy cập trực tiếp vào phần cứng hệ thống. Các công ty có thể sử dụng phiên bản Máy chủ nâng cao như một “bộ điều khiển miền-Domain Controller” để lưu trữ quyền của người dùng và nhóm.

Microsoft Windows NT
Microsoft Windows NT

Windows 2000 Server

Microsoft đã loại bỏ phiên bản Windows NT khỏi hệ thống của mình để nhấn mạnh các khả năng mới của Windows. Windows 2000 lần đầu tiên giới thiệu Active Directory, một dịch vụ thư mục dùng để lưu trữ và quản lý thông tin về các đối tượng mạng, bao gồm dữ liệu người dùng, hệ thống và dịch vụ. Active Directory giúp quản trị viên thực hiện nhiều tác vụ khác nhau, như cấu hình mạng riêng ảo, mã hóa dữ liệu và cấp quyền truy cập vào chia sẻ tệp trên các máy tính nối mạng.

Microsoft cũng đã giới thiệu một số tính năng chính khác trong phiên bản này, bao gồm:

  • Bảng điều khiển quản lý Microsoft (MMC),
  • Hệ thống tập tin NTFS 3.0, và
  • Hỗ trợ cho khối lượng đĩa động(Dynamic disk volumes).

Windows Server 2003

Một lần nữa, Microsoft đã thay đổi tên các phiên bản để nhấn mạnh chức năng và tính năng của Windows Server là gì?. Windows Server 2003 đã cải tiến những hạn chế về bảo mật trong Windows 2000. Windows Server 2003 đã nâng cấp IIS, tính năng máy chủ web, và đã vô hiệu hóa nhiều dịch vụ mặc định để giảm cơ hội bị khai thác.

Các tính năng mới trong phiên bản này, bao gồm:

  • Chức năng mã hóa, firewall.
  • Network Address Translation (NAT).
  • Tìm kiếm và chia sẻ tệp một cách dễ dàng.
  • Tự động hóa các hoạt động thông qua việc sử dụng các công cụ quản lý khác nhau.

Windows Server 2003 có 4 phiên bản: Standard, Enterprise, Datacenter và Web.

Windows Server 2008

Windows Server 2008, được bổ sung thêm các tính năng sau:

  • Phần mềm ảo hóa Hyper-V
  • failover clustering
  • Event Viewer
  • Thay đổi hệ điều hành từ 32-bit sang 64-bit
  • Server Core – Trình quản lý máy chủ qua các dòng lệnh
  • Server Manager – Sử dụng để quản lý và cấu hình các tính năng trên máy chủ.

Windows Server 2008 gồm 4 phiên bản: Standard, Enterprise, Datacenter, và Web.

Windows Server 2008
Windows Server 2008

Windows Server 2012

Windows Server 2012 đã được cải tiến nhiều tính năng khác nhau như:

  • Tính năng quản lý địa chỉ IP
  • Cập nhật các tính năng liên quan đến Cloud cho nền tảng ảo hóa Hyper-V
  • Cập nhật phiên bản của PowerShell, Server Core, hệ thông lưu trữ và tệp ReFS.

Phiên bản này gồm bồn phiên bản: Essentials, Foundation, Standard và Datacenter. Đổi với phiên bản Standard và Datacenter có cùng những tính năng, nhưng phiên bản Standard chỉ hỗ trợ cho 2 VM trong khi phiên bản Datacenter thì không giới hạn số lượng VM.

Windows Server 2016

Với Windows Server 2016, Microsoft đã đưa các doanh nghiệp đến gần hơn với đám mây bằng một số tính năng mới như: hỗ trợ Docker container và các nâng cấp về phần mềm trong mạng.

Microsoft cũng đã giới thiệu một máy chủ mới, Nano Server. Máy chủ này là một phiên bản thu nhỏ với giao diện hạn chế được thiết kế để đảm bảo an toàn. Phiên bản này cũng giới thiệu bộ điều khiển mạng(Network Controller) để quản trị viên có thể quản lý các thiết bị mạng vật lý và ảo từ một thiết bị.

Phiên bản Windows Server 2016 bao gồm hai phiên bản chính: Standard và Datacenter. Trong đó, phiên bản Datacenter hỗ trợ đầy đủ các tính năng, trong khi phiên bản Standard lại không hỗ trợ một số tính năng nâng cao như ảo hóa, lưu trữ và mạng.

Windows Server 2019

Windows Server 2019 được phát hành vào tháng 10 năm 2018. Phiên bản này được thiết kế với các tính năng sau:

  • Windows Admin Center – được thiết kế để quản lý tập trung máy chủ, Windows Admin Center được sử dụng hàng ngày để quản lý cấu hình, giám sát hiệu suất và quản lý các ứng dụng chạy trên các máy chủ khác.
  • Hyper-V Enhancements – Hyper-V được cải tiến với các tính năng hỗ trợ cho các máy ảo Linux Secure Boot, chia sẻ GPU cho các máy chủ.
  • Windows Subsystem for Linux (WSL) – với WSL, giờ đây bạn có thể chạy các ứng dụng Linux ngay trên hệ điều hành windows.
  • Các tính năng về bảo mật bao gồm: Credential Guard, Device Guard, và Windows Defender Exploit Guard.
Windows Server 2019
Windows Server 2008

Windows Server 2022

Được xây dựng trên nền tảng của Windows Server 2019, Windows Server 2022 được giới thiệu vào tháng 9 năm 2021 với các tính năng mới sau:

  • Azure Edition – Với phiên bản Datacenter giúp bạn sử dụng lợi ích của đám mây để giữ cho máy chủ ảo của bạn được cập nhật mà vẫn giảm được thời gian downtime.
  • Hotpatching – tháng 4 2023, Azure Edition Hotpatching được cho sử dụng thử nghiệm trên Desktop Experience cả trong Azure và như một máy ảo được hỗ trợ trên Azure Stack HCI version 22H2.
  • Storage Replica compression for data transfer – Cập nhật này cho phép nén bản sao lưu từ máy chính, được gửi qua mạng và giải nén trên máy chủ đích.
  • Azure Stack HCI – với tính năng này bạn có thể chạy Windows Server 2022 Datacenter Azure Edition như một máy ảo được hỗ trợ trên Azure Stack HCI version 22H2.

Lý do tại sao nên sử dụng Windows Server là gì?

Với mục tiêu đưa Windows Server đến với mọi doanh nghiệp, Microsoft đã và đang liên tục cập nhật các tính năng hỗ trợ hoạt động của doanh nghiệp. Dưới đây là những lý do mà chúng tôi đã rút ra trong thời gian sử dụng Windows Server, giúp bạn có thể cân nhắc lựa chọn hệ điều hành này cho hệ thống của mình.

Tính năng bảo mật mạnh mẽ

Windows Server cung cấp một số tính năng bảo mật mạnh mẽ cho hệ thống và dữ liệu với một số tính năng như Windows Defender, Firewall Windows, Windows Update, BitLocker và hỗ trợ chứng chỉ SLL.

Windows Server là gì?
Các tính năng bảo mật nâng cao

Cấu hình và quản lý dễ dàng

Với việc thiết lập nhiều công cụ và tính năng giúp việc cấu hình và quản lý trở nên dễ dàng hơn:

  • Server Manager – Công cụ quản lý tập trung cho phép bạn cài đặt, cấu hình và quản lý các tính năng của windows server.
  • PowerShell – chương trình quản lý cấu hình và tự động hóa tác vụ bằng dòng lệnh.
  • Group Policy – cho phép quản lý và cấu hình các thiết lập bảo mật và hoạt động trên toàn hệ thống.
  • Active Directory – giúp quản lý và tổ chức người dùng, máy tính và các tài nguyên khác trong mạng của bạn.
  • Hyper-V – Cho phép tạo và quản lý máy ảo, giúp tận dụng tối đa phần cứng và tăng cường bảo mật.

Kiểm soát và quản lý công việc dễ dàng

Với Windows Admin Center, việc kiểm soát khối lượng công việc trở nên dễ dàng hơn cho dù dữ liệu on-premise hay trên cloud.

Lợi ích của windows server là gì?

Hỗ trợ ứng dụng đa dạng

Windows Server hỗ trợ nhiều ứng dụng và dịch vụ phù hợp với nhu cầu sử dụng cho doanh nghiệp với các ứng dụng này doanh nghiệp có thể nâng cao năng suất làm việc của công ty. Dưới đây là các ứng dụng và dịch vụ được hỗ trợ như:

  • Internet Information Services (IIS)
  • SQL Server
  • File Server
  • Active Directory
  • SharePoint Server
  • Print Server

Tích hợp với môi trường Windows

Nếu bạn đã sử dụng máy tính cá nhân chạy Windows, việc triển khai Windows Server sẽ dễ dàng hơn trong việc tích hợp với môi trường hiện có.

Nâng cao hiệu suất với các ứng dụng không cần thiết

Với mục địch phục vụ cho các khách hàng doanh nghiệp, Để đảm bảo hiệu suất và khả năng mở rộng, Windows Server loại bỏ một số tính năng không cần thiết như: Microsoft store, Cortana, Your Phone,…

Việc loại bỏ các tính năng không cần thiết giúp windows server tăng lượng tài nguyên cho hệ thống và giảm thiểu rủi ro về bảo mật từ các ứng dụng này.

Độ tin cậy và khả năng mở rộng linh hoạt

Windows Server đã chiếm được lòng tin của người dùng nhờ vào sự nâng cấp liên tục. Tốc độ xử lý nhanh hơn và khả năng mở rộng giúp đảm bảo rằng hệ thống luôn hoạt động ổn định và đáng tin cậy. Bộ vi xử lý được nâng cấp từ lõi đơn lên hệ Itanium 2 bit mang đến tốc độ xử lý nhanh hơn so với các phiên bản trước. Quản trị viên có thể tin tưởng vào Windows Server để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp với sự mở rộng dễ dàng khi cần.

So sánh sự khác biệt giữa windows thường và windows server

Phần cứng mãnh mẽ với RAM và CPU

Sự khác biệt đầu tiên giữa Windows Server và Windows thông thường là dung lượng bộ nhớ hỗ trợ. Đối với phiên bản Windows 10 Enterprise, hỗ trợ 4GB trên x86 và 2TB trên x64. Windows Server hỗ trợ 24TB RAM. Những con số này cũng thay đổi tùy thuộc vào từng phiên bản. Người dùng Windows bình thường sẽ không cần đến mức RAM lớn như vậy, nhưng máy chủ thì khác, chúng sẽ tận dụng lượng RAM khủng đó để quản lý nhiều người dùng, máy tính và máy ảo khác.

Với CPU, Windows thông thường sẽ có ít CPU hơn so với Windows Server. Ví dụ, Windows 10 Pro hỗ trợ 2 CPU vật lý, trong khi Windows Server 2016 hỗ trợ 64 socket CPU. Windows 10 32bit chỉ hỗ trợ 32 nhân, 64bit hỗ trợ 256 nhân, nhưng Windows Server thì không giới hạn số nhân.

Windows Server cho phép nhiều kết nối mạng hơn

Trong phiên bản Windows thông thường, số lượng kết nối mạng thường bị giới hạn từ 10 đến 20 kết nối. Tuy nhiên, trong Windows Server, số lượng kết nối mạng không bị giới hạn mà phụ thuộc vào phần cứng có thể đáp ứng được số kết nối.

Ưu tiên xử lý các tác vụ chạy ở chế độ nền

Mặc định Windows Server được ưu tiên chạy các tác vụ và dịch vụ ở chế độ nền. Trong khi bản Windows Desktop lại tập trung vào các nhiệm vụ trực diện (Foreground). Bạn cũng có thể thay đổi ưu tiên này cho Desktop nhưng về mặt hiệu suất không được như Windows Server.

Chi phí

Vì Windows Server là sản phẩn hướng tới doanh nghiệp, nên chi phí của nó là không hề rẻ đối với phiên bản windows dành cho người cá nhân.

Lời kết

Bài viết trên cung cấp những thông tin cơ bản về Windows Server. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ hiểu được Windows Server là gì? và từ đó có thể đưa ra lựa chọn hệ điều hành phù hợp với doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào, hãy để lại bình luận phía bên dưới. Chúng tôi sẽ phản hồi bạn trong thời gian sớm nhất. Cảm ơn bạn đã đọc bài viết của chúng tôi! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

1 + mấy bằng bao nhiêu?