Máy chủ (Server) là gì? Vai trò và các loại máy chủ hiện nay

Server là gì

Trong thế giới công nghệ hiện đại, Server đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Hầu hết các hoạt động trực tuyến mà chúng ta sử dụng hàng ngày, từ việc truy cập web, gửi email, đến chơi game trực tuyến, đều được thực hiện thông qua server. Trong bài viết này, Máy Chủ Vina sẽ giải thích chi tiết về Máy chủ là gì?, vai trò và mục đích sử dụng của máy chủ server là gì? trong thế giới công nghệ hiện đại.

Máy chủ là gì?

Máy chủ hay Server là một máy tính được kết nối với mạng máy tính hoặc internet để cung cấp các thông tin và dịch vụ cho các máy khách. Server có thể chạy các phần mềm đặc biệt hoặc là một máy tính chuyên dụng. Server có địa chỉ IP tĩnh và khả năng xử lý cao.

máy chủ là gì
Máy chủ là gì

Để hiểu rõ hơn về máy chủ là gì? thì bạn có thể hiểu một cách đơn giản, máy chủ là một dạng máy tính, nhưng được thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn so với máy tính thông thường như khả năng lưu trữ và xử lý.

Máy chủ được dùng để làm gì? Máy chủ được sử dụng trong việc lưu trữ và xử lý dữ liệu trong một mạng máy tính hoặc trên internet. Máy chủ là cơ sở cho tất cả các dịch vụ trên Internet. Bất kỳ dịch vụ nào trên Internet, từ website, ứng dụng, trò chơi,… đều phải hoạt động thông qua một máy chủ.

Phân loại các loại máy chủ phổ biến hiện nay

Dựa vào phương pháp xây dựng hệ thống máy chủ. Hiện nay, hệ thông máy chủ được chia thành 3 loại như sau:

Các loại máy chủ phổ biến
Các loại máy chủ phổ biến hiện nay

Máy chủ vật lý riêng (Dedicated Server)

Dedicated Server hay máy chủ riêng là một máy chủ hoạt động ở trên phần cứng, chúng có các thiết bị hỗ trợ như CPU, RAM, SSD/HDD, Card mạng,…

Xem thêm: Các ổ cứng lưu trữ dành cho server

Máy chủ ảo – Virtual Private Server (VPS)

Máy chủ ảo là một trong những loại máy chủ được tạo ra dựa trên công nghệ ảo hóa, bằng cách chia tách một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo. Các máy chủ ảo này đều có hệ điều hành riêng, hệ thống lưu trữ riêng,… để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau.

Máy chủ ảo

Máy chủ đám mây (Cloud Server)

Cloud server là máy chủ kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý khác nhau và SAN. Về cơ bản, Cloud Server gần giống như máy chủ ảo VPS. Tuy nhiên, Cloud Server ứng dụng công nghệ điện toán đám mây tiên tiến Cloud Computing, dễ dàng nâng cấp tài nguyên, không cần thực hiện công tác bảo trì.

Cloud Server

Phân loại máy chủ theo chức năng:

Máy chủ ứng dụng (Application Server)

Application hay gọi là máy chủ ứng dụng (App Server) là một framework phần mềm hỗn hợp. Application server cho phép việc tạo các ứng dụng web và môi trường server để chạy chúng. Nó thường bao gồm các phần tử tính toán khác nhau, chạy các tác vụ cụ thể cần thiết cho hoạt động của clouds, và phần mềm và ứng dụng dựa trên web.

Máy chủ Web (Web server)

Máy chủ Web là một hệ thống máy tính chuyên dụng lưu trữ các trang web. Nó chạy phần mềm máy chủ web, chẳng hạn như Apache hoặc IIS, để cung cấp quyền truy cập cho người dùng Internet. Hầu hết các máy chủ Web được kết nối với Internet thông qua kết nối tốc độ cao, cung cấp tốc độ truyền dữ liệu OC-3 hoặc nhanh hơn. Kết nối Internet nhanh cho phép các máy chủ Web hỗ trợ nhiều người dùng cùng một lúc mà không bị chậm.

Máy chủ cơ sở dữ liệu (Database Server)

Database server hay máy chủ dữ liệu là một hệ thống máy tính chuyên dụng để lưu trữ, quản lý và cung cấp dữ liệu cho các ứng dụng và người dùng. Database server bao gồm hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) và cơ sở dữ liệu. DBMS là phần mềm cung cấp các chức năng để quản lý và truy cập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu. Cơ sở dữ liệu là một tập hợp dữ liệu được lưu trữ và tổ chức theo một cách có cấu trúc để dễ dàng truy cập và xử lý.

Máy chủ Email (Mail Server)

Mail server hay Email Server là một hệ thống máy chủ chuyên dụng dùng để gửi và nhận thư điện tử. Mail server được cấu hình riêng theo tên miền của doanh nghiệp, có đầy đủ thông số như một máy chủ thông thường như CPU, RAM, Storage,… Mail server hoạt động dựa trên giao thức SMTP (Simple Mail Transfer Protocol), giao thức này được sử dụng để gửi và nhận email.

Máy chủ FTP (FTP Server)

FTP Server (File Transfer Protocol server) là một loại phần mềm hoặc dịch vụ trên mạng được sử dụng để lưu trữ và quản lý các tập tin và thư mục và cho phép người dùng truy cập và truyền tải chúng qua mạng Internet. FTP Server hoạt động bằng cách cho phép người dùng kết nối đến máy chủ và truy cập vào các thư mục hoặc tập tin được chia sẻ. 

Máy chủ DHCP (DHCP Server)

DHCP, viết tắt của Dynamic Host Configuration Protocol. DHCP thực hiện quản lý và cấp phát tự động các địa chỉ IP đến các thiết bị mạng bên trong một mạng. Bên cạnh đó DHCP còn cung cấp cấu hình subnet mask cũng như mang thông tin đến các thiết bị chính xác, hợp lý hơn.

Máy chủ DNS (DNS Server)

DNS, viết tắt của Domain Name System, là hệ thống phân giải tên miền. Hệ thống này chuyển đổi tên miền thành địa chỉ IP và ngược lại. DNS đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết các thiết bị mạng với nhau, định vị và gán địa chỉ cụ thể cho các thông tin trên Internet.

Máy chủ Proxy (Proxy Server)

Proxy là phần mềm hoạt động như một trung gian giữa thiết bị đầu cuối, chẳng hạn như máy tính và một máy chủ khác mà người dùng hoặc khách hàng đang yêu cầu dịch vụ.

Cách thức hoạt động của máy chủ

Máy chủ hoạt động theo mô hình client-server, trong đó máy chủ là các máy tính được thiết kế để cung cấp các dịch vụ cho các máy tính khác, được gọi là máy khách. Máy chủ web là một dạng máy chủ phổ biến, chạy phần mềm máy chủ web và lưu trữ các tệp thành phần của trang web, chẳng hạn như tài liệu HTML, hình ảnh, bảng định kiểu CSS và tệp JavaScript. Máy chủ web kết nối với Internet và hỗ trợ trao đổi dữ liệu với các thiết bị khác được kết nối với web.

Cách thức hoạt động của  máy chủ

Khi người dùng truy cập một trang web thông qua một trình duyệt web, trình duyệt sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ web. Máy chủ web sau đó sẽ xử lý yêu cầu này và gửi lại dữ liệu yêu cầu cho người dùng.

Đối với doanh nghiệp, máy chủ giúp lưu trữ thông tin, quản lý cũng như vận hành các phần mềm. Máy chủ có khả năng hoạt động liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt khi xuất hiện sự cố cần phải bảo dưỡng.

Vai trò của máy chủ Server là gì?

Máy chủ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ, cung cấp cũng như xử lý dữ liệu cho cá nhân và doanh nghiệp trong mạng LAN hoặc Internet. Máy chủ đảm bảo rằng hệ thống và các dịch vụ liên quan có thể hoạt động liên tục 24/7 và chỉ được tắt đi khi có sự cố cần tiến hành bảo trì.

Đối với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, máy chủ giúp vận hành và quản lý hệ thống thông tin. Máy chủ có khả năng xử lý và lưu trữ dữ liệu lớn hơn máy tính thông thường rất nhiều lần, phục vụ cho nhu cầu xử lý và lưu trữ dữ liệu trong một không gian mạng máy tính hay trong toàn bộ môi trường Internet. Máy chủ cũng là nền tảng cho các dịch vụ trên Internet như vận hành phần mềm, chạy ứng dụng, trò chơi. Một số doanh nghiệp còn sử dụng máy chủ để xây dựng hệ thống website riêng.

Đối với cá nhân

Máy chủ cũng đóng vai trò quan trọng như một bộ phận để lưu trữ, vận hành dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ như các quán kinh doanh Internet cũng cần có máy chủ để có thể kết nối tới máy trạm khác.

Thành phần máy chủ

Phần cứng

Máy chủ được cấu tạo từ nhiều thành phần và phụ kiện khác nhau. Về mặt phần cứng, máy chủ thường bao gồm một khung được gắn trên giá đỡ chứa nguồn điện, bo mạch chủ, một hoặc nhiều CPU, bộ nhớ, bộ lưu trữ, giao diện mạng và nguồn điện.

Hầu hết các máy chủ đều hỗ trợ quản lý ngoài băng tần thông qua cổng mạng chuyên dụng. Quản lý ngoài băng tần cho phép quản lý và giám sát máy chủ ở mức độ thấp, độc lập với hệ điều hành. Hệ thống quản lý ngoài băng tần có thể được sử dụng để khởi động hoặc tắt máy chủ từ xa, cài đặt hệ điều hành và theo dõi tình trạng sức khỏe của máy chủ.

Phần mềm

Một thành phần quan trọng khác là hệ điều hành máy chủ. Hệ điều hành máy chủ, như Windows Server hoặc Linux, đóng vai trò là nền tảng cho phép các ứng dụng hoạt động. Hệ điều hành cung cấp cho các ứng dụng quyền truy cập vào tài nguyên phần cứng mà chúng cần và hỗ trợ kết nối mạng.

Ứng dụng là yếu tố cho phép máy chủ thực hiện công việc của mình. Ví dụ, một máy chủ cơ sở dữ liệu sẽ chạy một ứng dụng cơ sở dữ liệu. Tương tự, một máy chủ email sẽ cần phải chạy một ứng dụng email.

Lợi ích khi thuê máy chủ

Việc đầu tư một hệ thống máy chủ riêng cho doanh nghiệp là một quyết định khá tốn kém và phức tạp. Để sở hữu một hệ thống, doanh nghiệp cần bỏ ra một số vốn lớn cho quá trình xây dựng, bao gồm chi phí mua sắm phần cứng, phần mềm, thiết bị mạng và các thiết bị phụ trợ khác. Ngoài ra, để các máy chủ hoạt động ổn định, doanh nghiệp cần có một đội ngũ kỹ thuật được đào tạo bài bản để quản lý và vận hành hệ thống. Vì thế, thuê máy chủ là một lựa chọn tối ưu hơn cho các doanh nghiệp, giúp tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu và chi phí vận hành. Dưới đây là những lợi ích mà dịch vụ cho thuê máy chủ vật lý mang lại:

  • Tiết kiệm chi phí đầu tư: Doanh nghiệp có thể tiết kiệm chi phí đầu tư ban đầu cho máy chủ, phần cứng, phần mềm và nhân lực quản lý. Giờ đây, Bạn chỉ cần trả 1 khoản phí hàng tháng hoặc hàng năm.
  • Thiết lập và triển khai nhanh chóng: Bạn nên thuê máy chủ của các công ty cung cấp dịch vụ máy chủ vì họ sẽ có đội ngũ kỹ thuật hỗ trợ bạn trong quá trình thuê dịch vụ của họ.
  • Dễ dàng nâng cấp và mở rộng: Khi muốn nâng cấp và mở rộng hệ thống bạn chỉ cần liên hệ với công ty cung cấp dịch vụ để chọn cấu hình phù hợp nhu cầu.

Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn có thêm thông tin về máy chủ cũng như vai trò của nó. Cảm ơn bạn đã theo dõi!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Con gà có trước hay quả trứng có trước?