Modem Wifi là gì? 5 lưu ý để chọn modem wifi phù hợp

Modem WiFi

Modem Wifi là một thiết bị mạng không dây (wireless) cung cấp kết nối mạng Internet cho nhiều thiết bị thông qua sóng Wifi. Modem Wifi được sử dụng phổ biến trong các gia đình, văn phòng, quán cà phê,… để cung cấp kết nối Internet cho nhiều thiết bị cùng lúc. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu rõ hơn về Modem wifi là gì? và những lưu ý khi lựa chọn modem wi-fi

Modem wifi là gì?

Modem là kết hợp của hai từ Modulator và Demodulator có nghĩa là  là thiết bị có chức năng mã hóa và giải mã các tín hiệu analog sang tín hiệu số và ngược lại. Modem cho phép bạn kết nối với mạng của các nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP), như FPT Telecom, VNPT, Viettel,… bằng cách dùng các loại cáp khác nhau, như cáp đồng trục, cáp quang hay đường dây điện thoại (DSL).

Modem Wifi là một trong số ít những thiết bị có thể kết hợp chức năng của bộ định tuyến Router và Modem, giúp nó trở thành thiết bị lựa chọn hàng đầu cho người dùng để kết nối mạng Internet. Có thể hiểu một cách đơn giản, modem Wifi chính là sự nâng cấp của thiết bị modem thông thường, kết hợp của modem và router Wifi vào trong một thiết bị mạng duy nhất.

Xem thêm: Router là gì? Nguyên lý hoạt động và chức năng của Router

Cấu tạo của modem wifi

Cấu tạo bên ngoài

 Đầu cắm nguồn – nút nguồn.

Đầu cắm nguồn là nơi cung cấp nguồn điện cho cả modem để giúp wifi hoạt động, đầu cắm sẽ thường có cấu tạo dạng cổng tròn cắm trực tiếp với adapter. Bên cạnh đó đầu cắm còn được đặt thêm một nút ấn công tắc để ngắt và mở dòng điện khi sử dụng.

Nút nguồn ON/OFF

Nút này có vị trí nằm bên cạnh nút điện nguồn của modem wifi với chức năng bật/tắt khi cần thiết.

Cổng LAN/WAN

Cổng LAN trên thiết kế modem wifi là bộ phần có khả năng dẫn ra tín hiệu mạng đối với các thiết bị kết nối trực tiếp như tivi, máy tính,…

Cổng WAN kết nối với modem DSL hoặc cáp quang để lấy tín hiệu Internet.

Anten modem

Anten modem là bộ phận phát tín hiệu mạng internet wifi Viettel đi khắp nơi. Nếu bộ phát wifi có bao nhiêu râu sẽ có bấy nhiêu ăng-ten. Thiết bị modem wifi càng có nhiều ăng-ten thì khả năng phát sóng càng mạnh mẽ.

Cấu tạo Router

Tín hiệu đèn

Có rất nhiều đèn báo tín hiệu trên cục phát WiFi, tuy nhiên không phải tất cả các đèn báo đều sáng cùng lúc. Mỗi đèn báo sẽ hiển thị các trạng tín hiệu thái khác nhau khi Router WiFi có thiết lập điều chỉnh mới.

Dưới đây biểu thị các loại đèn báo xuất hiện trên Router WiFi của hầu hết các thương hiệu cung cấp cục phát hiện nay, ví dụ như đèn báo trên Modem WiFi TP-Link:

Đèn báo Router WiFi
ĐènTrạng thái Ý nghĩa
PowerBậtRouter WiFi đang hoạt động
Nhấp nháyRouter WiFi đang khởi động hoặc đang được nâng cấp
TắtRouter WiFi tắt
InternetMàu xanh láCổng Internet đã kết nối Internet
Màu camCổng Internet được kết nối nhưng không có dịch vụ Internet
TắtCổng Internet không kết nối
WPSBậtTính năng WPS đang bật
Nhấp nháyĐang sẵn sàng cho kết nối WPS
TắtTính năng WPS đang tắt
USBBậtUSB đang kết nối với Router WiFi
Nhấp nháyUSB đang được thiết lập hoạt động
TắtUSB không kết nối với Router WiFi
EthernetBậtThiết bị đã kết nối với cổng Ethernet
TắtThiết bị không kết nối với cổng Ethernet
2.4GHzBậtBăng tần 2.4GHz đang bật
TắtBăng tần 2.4GHz đã tắt
5 GHzBậtBăng tần 5GHz đang bật
TắtBăng tần 5GHz đã tắt

Cấu tạo bên trong

Cấu tạo modem wifi hầu hết đều là các bản mạch kết nối với các đầu cắm bên ngoài mà chúng ta vừa tìm hiểu. Nó bao gồm các bộ phận:

  • Cục nguồn
  • Bộ IC nhận – giải mã và xử lý tín hiệu ra vào.
  • Khối phát sóng wifi
  • Khối truyền tín hiệu cổng LAN
  • Anten nhận tín hiệu và phát tín hiệu
  • Đèn báo

Trong đó, bộ phận IC chính sẽ có chức năng như khối óc của modem. Nó sẽ tiếp nhận tín hiệu quang GPON cấp vào. Sau đó chuyển đổi nó sang dạng tín hiệu phù hợp với thiết bị sử dụng cuối cùng. Đưa nó sang nơi phát sóng hoặc dẫn tín hiệu ở cổng LAN.

Chức năng của modem

Modem có chức năng chính là điều chế tín hiệu mạng, biến đổi thông tin số thành tín hiệu analog và ngược lại. Modem cũng có thể nén dữ liệu, kiểm soát lưu lượng mạng, truyền dữ liệu, sao lưu, quản lý từ xa và sửa lỗi. Modem là cầu nối giữa bạn và nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP).

5 lưu ý khi chọn modem wifi

Tốc độ và chuẩn WiFi

Tốc độ truyền tải dữ liệu của modem wifi là một trong những yếu tố quan trọng khi bạn muốn sử dụng wifi một cách hiệu quả và ổn định. Tốc độ truyền tải dữ liệu của modem wifi phụ thuộc vào chuẩn kết nối mà modem wifi hỗ trợ. Hiện nay, có ba chuẩn kết nối phổ biến nhất là 802.11n (WiFi 4), 802.11ac (WiFi 5), 802.11ax (WiFi 6). Bạn có thể tham khảo bảng so sánh tốc độ của các chuẩn kết nối này dưới đây:

Chuẩn kết nối WiFiBăng tần hỗ trợTốc độ tối đa lý thuyết
802.11n (WiFi 4)2.4GHz hoặc 5.0GHz600 Mbps
802.11ac (WiFi 5)2.4GHz hoặc 5.0GHz3.5 Gbps
802.11ax (WiFi 6)2.4GHz hoặc 5.0GHz10 Gbps
Bảng tốc độ truyền tải dữ liệu của modem WiFi

Lưu ý: Những con số này là tốc độ tối đa lý thuyết mà chuẩn kết nối có thể đạt được. Trong thực tế, các tốc độ này có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như môi trường, khoảng cách từ modem đến thiết bị, tương tác tín hiệu từ các thiết bị khác trong mạng, và nhiều yếu tố khác.

Băng tần sóng Wifi

Băng tần sóng wifi là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến phạm vi phủ sóng của modem wifi. Hiện nay, có hai loại băng tần sóng wifi phổ biến là băng tần 2.4 GHz và băng tần 5 GHz. So sánh hai loại băng tần này, ta có thể thấy được ưu nhược điểm của mỗi loại:

  • Băng tần 5 GHz: có phạm vi hoạt động ngắn hơn (khoảng 15 mét) nhưng tốc độ cao hơn và ít bị nhiễu hơn so với băng tần 2.4 GHz. Đây là lựa chọn phù hợp cho những người muốn trải nghiệm wifi nhanh và ổn định.
  • Băng tần 2.4 GHz: có phạm vi hoạt động rộng hơn (khoảng 40-100 mét) nhưng tốc độ thấp hơn và dễ bị chồng sóng với các thiết bị khác. Đây là lựa chọn phù hợp cho những người muốn sử dụng wifi ở khoảng cách xa hoặc qua các vật cản.

Nếu bạn muốn sử dụng nhiều thiết bị kết nối cùng lúc, bạn nên chọn modem wifi hỗ trợ cả hai băng tần sóng wifi. Bằng cách này, bạn có thể chuyển đổi giữa hai băng tần một cách linh hoạt và tận dụng được lợi thế của mỗi băng tần.

Chế độ bảo mật của modem wifi

Bảo mật wifi là một trong những yếu tố quan trọng để bảo vệ băng thông Internet và dữ liệu cá nhân của bạn. Nếu không bảo mật wifi tốt, bạn có thể bị người lạ chiếm dụng băng thông, xâm nhập vào wifi hoặc đánh cắp thông tin quan trọng. Để bảo mật wifi hiệu quả, bạn cần biết chuẩn bảo mật wifi mà bạn đang sử dụng.

Chuẩn bảo mật wifi là giao thức mã hóa dữ liệu truyền tải qua wifi. Có nhiều chuẩn bảo mật wifi khác nhau, nhưng không phải chuẩn bảo mật wifi nào cũng an toàn. Các giao thức bảo mật wifi cũ như WEP hay WPA có thể bị tấn công dễ dàng bằng các phần mềm hack wifi. Bạn nên chọn các giao thức bảo mật wifi mới hơn như WPA2 hay WPA3 để tăng cường an ninh cho wifi của bạn.

Cân nhắc về nhu cầu và số lượng người sử dụng

Modem wifi là thiết bị giúp bạn kết nối Internet không dây trên các thiết bị khác nhau. Tuy nhiên, tốc độ không phải lúc nào cũng cao và ổn định. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ modem wifi là số người sử dụng modem wifi cùng lúc.

Nếu số người sử dụng modem wifi quá nhiều, tốc độ truy cập trên các thiết bị sẽ bị giảm xuống. Điều này sẽ làm giảm chất lượng mạng và ảnh hưởng đến trải nghiệm của bạn. Vì vậy, bạn cần lựa chọn modem wifi phù hợp với nhu cầu và số lượng người dùng của bạn.

Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

  • Nếu bạn là gia đình có từ 2 đến 7 người, bạn có thể chọn modem wifi có tốc độ truyền mạng từ 150Mbps đến 300Mbps. Với tốc độ modem wifi này, bạn có thể thực hiện các hoạt động như lướt web, xem phim hay chơi game một cách thoải mái.
  • Nếu bạn là doanh nghiệp hay văn phòng có nhiều người sử dụng Internet, bạn nên chọn modem wifi có tốc độ truyền mạng từ 300Mbps đến 1201Mbps. Với tốc độ modem wifi này, bạn có thể kết nối nhiều thiết bị cùng lúc mà không lo bị giật lag.

Thương hiệu và giá cả của modem wifi

Để chọn được modem wifi ưng ý, bạn nên tham khảo các thương hiệu modem wifi uy tín và có nhiều đánh giá tích cực từ người dùng. Bạn cũng nên so sánh giá cả của các nhà cung cấp khác nhau để tìm ra mức giá hợp lý nhất.

Một số thương hiệu modem wifi nổi tiếng và được nhiều người tin dùng là TP-LINK, ASUS, D-LINK, Viettel, VNPT, FPT,…

Tổng kết

Trong bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về Modem WiFi và những lưu ý khi chọn mua Modem Wifi, hy vọng với những thông tin Máy chủ vina cung cấp như trên, bạn có thể tìm được loại Modem Wifi phù hợp. Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết để được hỗ trợ nhanh chóng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Con gì có mấy chân?