Trong bài viết này Máy Chủ Vina sẽ hướng dẫn bạn tạo và quản lý máy ảo Ubuntu 22.04 trên nền tảng ảo hóa VMWare ESXi 7.x qua các bước sau:
Upload file ISO lên Datastore
Để cài đặt máy ảo trên ESXi, trước tiên bạn cần upload file ISO chứa hệ điều hành (Linux hoặc Windows) lên datastore phân vùng chứa dữ liệu của ESXi.
Từ màn hình quản lý của ESXi, truy cập tới Storage => datastore1 => Datastore browser => Create directory. Tại đây đặt tên cho thư mục.
Trên thư mục ISO vừa tạo chọn Upload và browse tới file iso của hệ điều hành mà bạn muốn upload
Sau khi upload thành công sẽ hiện các file ISO ở đây.
Hoặc bạn cũng có thể tải trực từ Internet về máy chủ ESXi thông qua giao diện dòng lệnh CLI. Truy cập SSH vào ESXi, sau đó tải ISO của Ubuntu về máy.
cd /vmfs/volumes/datastore1
mkdir ISO wget http://mirror.bizflycloud.vn/ubuntu-releases/20.04.4/ubuntu-20.04.4-live-server-amd64.iso
Tạo máy ảo Ubuntu trên ESXi
Trên giao diện quản lý của ESXi, chọn Virtual machines => Create/Register VM để tạo máy ảo.
Chọn Create a new virtual machine, bấm Next
Tại Select a name and guest OS:
– Name: Đặt tên của máy ảo
– Guest OS family: Chọn loại HDH
– Guest OS version: Chọn phiên bản của hệ điều hành
Bấm Next để tiếp tục.
Tại Select storage, chọn phân vùng lưu trữ của máy ảo. Bấm Next để tiếp tục.
Tại Customize settings, thiết lập cấu hình phần cứng: CPU, Memory, Hard disk, Network Adapter,…. Phần CD/DVD Drive 1, chọn Datastore ISO file và chọn file ISO đã tải ở về ở bước trước đó. Bấm Next để tiếp tục.
Kiểm tra lại cấu hình VM và bấm Finish để xác nhận tạo máy ảo.
Trên giao diện quản lý máy ảo của ESXi, chọn máy ảo Ubuntu bạn vừa tạo và nhấn nút “Power ON” để khởi động và cài đặt máy ảo.
Chọn ngôn ngữ ưa thích của bạn, nhấn Enter.
Chọn bố cục bàn phím. Ngoài ra, bạn cũng có thể chọn Identify your keyboard để chọn bàn phím tự động. Chọn Done, sau đó nhấn Enter.
Cấu hình Network cho máy chủ Ubuntu.
Nếu bạn cần thiết lập proxy server để kết nối với Internet, hãy thực hiện cấu hình ở bước này. Nếu không cần, bạn có thể bỏ qua và bấm [Done].
Chọn mirror cho việc cập nhật và cài đặt phần mềm.
Tại đây là phiên bản cũ lên sẽ có thông báo hỏi bạn có muốn nâng cấp nên phiên bản mới nhất không?
– Nếu muốn update lên version mới nhất chọn Update to the new installer.
– Nếu không muốn giữ version cũ chọn Continue without updating.
Chọn ổ đĩa cài đặt hoặc phân vùng ổ đĩa. Tại đây, mình để mặc định.
Có một bản tóm tắt các thay đổi sẽ được thực hiện đối với hệ thống. Xem lại cấu hình hệ thống và thực hiện các thay đổi nếu cần.
Tiếp theo nó sẽ hiện một thông báo hỏi bạn là việc cài đặt sẽ làm mất dữ liệu, bạn có muốn tiếp tục không?
Chọn [ Continue ] để tiếp tục.
Tại đây, thiết lập user và password để đăng nhập vào máy chủ:
- Your name: Tên của bạn
- Your server’s name: Tên Server
- Pick a username: Tên đăng nhập
- Choose a password: Mật khẩu
- Confirm your password: Nhập lại mật khẩu
Ubuntu cung cấp cho bạn một tùy chọn để truy cập an toàn vào máy chủ của bạn từ xa bằng cách thiết lập chi tiết máy chủ OpenSSH. Bạn có tùy chọn nhập khóa nhận dạng SSH từ GitHub hoặc Launchpad, nếu muốn.
Bạn chọn “Install OpenSSH Server” bấm vào phím [ Space ] để đánh dấu [X] => Done
Tại đây, một danh sách các tính năng, package mà bạn có thể cài đặt cho máy chủ.
Tại đây, quá trình cài đặt đang được tiến hành.
Sau khi quá trình cài đặt hoàn tất chọn Reboot để hoàn thành.
Sau khi Reboot tiến hành đăng nhập vào máy chủ bằng user và password bạn đã tạo ở trên.